Hạnh phúc dài lâu

Hạnh phúc dài lâu
Thì thầm em hỏi nhỏ, Sao mặt hồ gợn sóng? Anh trả lời lấp lửng, Vì sóng cứ hôn bờ, Em nũng nịu ứ ừ, Khác cơ không phải thế, Anh nghiêng nhẹ mái đầu, Hôn môi em nồng cháy, Em ơi em có thấy, Sóng đang dậy trong tim

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Mùa cói quê tôi

 Đã từ lâu ai cũng biết nghề làm muối là một nghề vô cùng cực nhọc, bởi tính chất của công việc thì ai cũng biết, người làm muối luôn phải phơi mình dưới cái nắng chói chang của mùa hè, thêm vào đó là hơi nóng của những bãi cát dài hắt lên làm cho cái vất vả được nhân lên bội phần. Nhưng không nhiều người biết về nghề làm cói, cái nghề cực nhọc không kém nếu không muốn nói là vất vả hơn rất nhiều.  Những tháng hè nóng nực là những ngày người trồng cói gồng mình lên để làm việc. Thời gian làm việc gần như không tưởng, nhiều gia đình thức dậy từ 2h sáng chuẩn bị những thứ cần thiết cho một ngày làm việc ngoài đồng cói: liềm, bàn chẻ cói, bạt che nắng, đèn pin, nước uống, đồ ăn sáng...và cũng không quên chiếc điếu cày cho giây phút giải lao.

Đồng cói
Giờ đi làm sớm không có nghĩa là giờ về cũng sớm, những ngày nắng to, nhiệt độ cao là những ngày "hạnh phúc" của người làm cói, không khí làm việc hăng say để "chạy đua" với thời tiết. Dưới cái nắng như thiêu như đốt của dải đất miền Trung, cùng với những cơn gió lào khô rát, người làm cói vẫn miệt mài với công việc mưu sinh. Có khác nghề làm muối ở chỗ khi trời nắng to người làm cói dùng bạt căng lên che cho mát(tất nhiên chỉ một không gian rất nhỏ), đủ che cho một, hai người. Công đoạn đầu tiên là cắt cói, công đoạn này thường diễn ra vào lúc trời còn mơ sáng khi thời tiết mát mẻ, nhiều gia đình dùng đèn pin để cắt cói.

Công đoạn cắt cói
Buộc thành từng bó
Sau khi cắt cói được nhiều đến công đoạn chẻ cói, khi chẻ cói thì phải dùng bàn để chẻ, công đoạn này cần tới 2 người mới thực hiện được, một người đưa cói vào và một người rút ra, sau khi cói được chẻ ra làm hai thì tiến hành đi phơi.

Chuẩn bị chẻ cói
Thời tiết đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nghề trồng cói, khi nắng to cói sẽ trở nên rất đẹp và thời gian phơi rất ngắn, giá trị kinh tế cũng từ đó mà cao hơn. Những hôm nắng nhẹ thì cói không đẹp và thời gian phơi cũng dài hơn, cói mà bị mưa sẽ nhanh bị đen và không có giá trị nhiều về kinh tế. Chính vì thế mà trời càng nắng to thì người trồng cói càng phải ra đồng làm việc. Những chiếc áo ướt đẫm mồ hôi, cái bạt thì che không đủ mát..., vất vả là vậy nhưng nghĩ đến giá trị kinh tế mà cây cói mang lại trong những năm gần đây, người trồng cói càng thêm khí thế. Cây cói hiện nay đã đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế quê tôi, nhờ nó mà từ một quê còn nghèo nay đã có những thay đổi rõ rệt. Nhờ vậy, các gia đình cũng cố gắng cho con cái học hành hơn nhiều năm trước, khi miếng ăn còn lo ngày một, ngày hai.

Bốc cói sau khi phơi
Với suy nghĩ của một người có cơ hội tách biệt với đồng ruộng, tôi luôn mong muốn người dân quê mình biết cách đầu tư cho con em họ ăn học thành người, dẫu biết cây cói có giá trị nhưng thực sự nghề trồng cói là nghề quá vất vả, cái nghề mà sức lực con người bị hao tổn rất lớn, thức khuy dậy sớm, giấc ngủ không tròn, mâm cơm đứt đoạn...Đối với người dân có được một nghề trong tay, ngoài trồng lúa quả thật hạnh phúc, quê tôi không bao giờ có khái niệm "nông nhàn"...
Đưa cói về nhà

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Đi tìm tên cai ngục ác nhất trong lịch sử Việt Nam

Ông ta năm nay 83 tuổi, tên là Trần Nhu (thường gọi Bảy Nhu), sống ẩn dật trên một quả đồi, hàng ngày ăn chay niệm Phật và nem nép với nỗi ám ảnh tội lỗi. Ông ta biết rõ mình là quỷ đội lốt người, đã hành hạ, tàn sát bao nhiêu người trẻ ưu tú của non sông Việt. Thế nên, ngay cả lúc gần đất xa trời này, Bảy Nhu vẫn cứ đeo đẳng nỗi hốt hoảng vì sợ bị “ai đó” trả thù. Bảy Nhu tuyệt đối cấm chụp ảnh mình, cực kì hạn chế tiếp xúc với... đồng loại. Bởi vậy, ít ai biết viên cai ngục kì lạ, dị mọ, quái đản cổ đeo cả một ống bơ toàn răng tù nhân đó vẫn còn... sống.

Tên ác quỷ khét tiếng-Bảy Nhu
Từ thế giới “địa ngục trần gian” ở ngoài hòn đảo “thiên đường du lịch” Phú Quốc (Kiên Giang) trở về, tôi tiếp tục trò chuyện với người tù Cộng sản, ông Vũ Minh Tằng (71 tuổi, đang sống tại xã Vĩnh Hảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Ông Tằng mang đến “Bảo tàng Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” do ông Lâm Văn Bảng xây dựng (ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) tặng... 9 cái răng của mình. Ông Tằng đã “phục kích” nhiều ngày, bới các đống phân của mình trong chuồng cọp biệt giam, để tìm và giữ bọc răng đó suốt hơn 30 năm ròng, sau khi tên cai ngục kia đánh gẫy của ông, bắt ông nuốt vào bụng mình toàn răng và máu... Nghe tôi kể Bảy Nhu còn sống, tôi khoe ra những bức ảnh và cả tiếng đồng hồ băng ghi âm từ đảo Phú Quốc, ông Tằng nghiến những chiếc răng già hổng hoác còn lại mà khóc: “Cái thằng ấy nó chưa chết ư? Ối trời ơi, nó vẫn còn sống thật không?”, rồi ông đau đớn hồi tưởng lại... 6 năm trời chết đi sống lại, bị tra tấn tàn độc bởi một bầy ác quỷ trong nhà tù. Ông Tằng lại thở hắt ra: “Nghĩ cho cùng, Nhà nước mình để cho nó (Bảy Nhu) sống là rất nhân đạo, cũng lại hóa ra rất tốt. Nếu nó không còn sống, thì ngoài hàng nghìn người đã chết chưa kể, còn hàng vạn người bị tra tấn bằng các trò của Quỷ Sa-tăng như tôi đây, có đem kể lại chuyện bị hành hạ, bị bắn giết, vứt xuống biển hết sức kinh dị cho con cháu nghe, chửa chắc đã có ai tin. Chuyện thật mà nó cứ xa xôi như ở cõi khác, ở kiếp khác ấy. Hóa ra, cái giống quỷ như thằng Nhu, lại vẫn có ích cho... đời”.
“Gậy biệt li”, “Vồ sầu đời” và cái “hữu ích” của việc Bảy Nhu còn sống!
“Bảy Nhu - viên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam!” - viết như vậy, tôi biết, sẽ có người cho tôi là hồ đồ, hoặc hơi quá... xúc động, khi gọi gọi Bảy Nhu như thế. Song, độc giả cứ cho phép tôi tạm gọi như vậy, vì những lí do rất đáng xem xét sau đây: “Đào bới” suốt sử sách - tư liệu của ngàn năm lịch sử, từ thời nguyên thủy, thời phong kiến, thời bị ách xâm lược của thực dân, đế quốc, tôi chưa bao giờ nghe, đọc, xem có một tù ngục nào dã man với viên cai ngục bằng xương bằng thịt mà lại kinh thiên động địa như cặp bài trùng khét tiếng: Thượng sĩ Bảy Nhu - nhà tù Phú Quốc. Tôi đã nhiều lần lục tìm bằng tất cả các nguồn tư liệu, sách báo, giai thoại, mà chưa thấy ở nơi nào, có lưu hành chuyện về đủ trò 24 ngón tra tấn “danh bất hư truyền” được ghi trong nhiều sử sách và... sổ sách (của nhà tù), được đặt tên “lâm li bi đát” như vậy cả (kiểu như “Vồ sầu đời”, “Gậy biệt li”...).
Các trò của Quỷ sứ, gồm: Đập vỡ mắt cá chân, dùng ván và đinh ốc ép cho vỡ lồng ngực tù nhân; dùng kìm rút móng chân móng tay, dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy… dương vật; dùng cây sắt nhổ dần từng chiếc răng chính trị phạm; thậm chí cả: Móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt chín nổ “đòm đọp” mới thôi; luộc “phạm nhân” trong chảo nước sôi cho các “bạn tù” chiêm ngưỡng… Bạn đã nghe ở đâu có những chuyện như ở dưới ngục A Tỳ của ông Diêm Vương như thế chưa? - đấy là chưa kể, hàng nghìn nhân chứng còn sống sờ sờ ra đó với các phần thân thể tàn phế, câu chuyện của họ, những bức ảnh của họ, các hiện vật bảo tàng biết nói đang trưng bày ở Phú Quốc, TP HCM, Hà Nội. Đó là những lời tố cáo đanh thép nhất. Đế quốc đã cút, Ngụy quyền đã thảm bại, đảo Phú Quốc vẫn óng ả nắng vàng, vẫn mượt mà biển xanh, đích thị là một thiên đường du lịch, một con gà đẻ trứng vàng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam trong thế kỉ 21. Nói chuyện xưa là để ngẫm chuyện nay, không hiểu sao, trong những chuyến bay TP HCM - Phú Quốc, những chuyến tàu xé toang mặt biển từ Rạch Giá đi An Thới, cái dự định tìm gặp bằng được tên đao phủ khét tiếng Trần Văn Nhu cứ ám ảnh tôi mãi. Anh em công an, bộ đội biên phòng, giới nhà báo, văn nghệ sĩ ở TP Rạch Giá đã kể với tôi nhiều chuyện về Bảy Nhu, dù hầu hết trong số họ chưa ai trông thấy Nhu bằng xương bằng thịt bao giờ! Chuyện nào cũng li kì, kinh dị như trong địa ngục, rồi ai cũng khuyên tôi nên bỏ ý định đi tìm Bảy Nhu. Có người bảo, ông Nhu không bao giờ chấp nhận gặp một ai nữa đâu, ông ta lánh đời, ăn chay trường, niệm Phật để mong sau này về cõi âm, đỡ phải bị “đền tội” thông qua việc bọn quỷ nó cho vào cối giã sống, hoặc hai tên quỷ ngồi hai bên, nhâm nhi cứa đứt cổ Nhu bằng một sợi dây đàn khò khử đêm ngày. Có người bảo, vì quá nhiều người muốn lén giết chết Nhu cho hả lòng lương thiện của mình, nên Nhu sống biệt tăm trong hang núi giữa một bầy chó béc-giê và hệ thống súng ống cướp được từ thời loạn lạc, ông ta dữ dằn tìm phương kế tự bảo vệ mình (?)... Lịch sử ghi rõ: Nhà tù Phú Quốc có diện tích hơn 400ha, gồm 44 phân khu, trong 7 năm tồn tại của mình (từ năm 1966 đến 1973 khi hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết, các bên trao trả tù binh), nơi đây đã giam giữ và tra tấn tàn độc với ít nhất 40.000 tù nhân cộng sản và thường dân yêu nước, trong đó khoảng 4.000 người đã chết thảm vì những trò tra tấn tàn độc nhất, ác quỷ nhất. Thi thể của họ bị ném xuống biển hay vùi lấp ven các cánh rừng, rông núi ngoài đảo xa. Năm 2009, tôi cũng đã có mặt, chứng kiến đội quy tập mộ liệt sỹ (k92) của Tỉnh đội Kiên Giang cất bốc, quy tập cả nghìn bộ hài cốt tù nhân ở khu vực nhà ngục Phú Quốc; vừa rồi trở lại, nhìn những cánh rừng tan hoang hang hốc bởi cuộc khai quật mồ liệt sĩ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đó, tôi đã khóc. Máy xúc máy ủi làm việc hết công suất, có hố chôn tập thể, gồm cả 500 bộ hài cốt, nhiều bộ xương, sau gần nửa thế kỉ bị chôn lấp, vẫn cứ đau đớn găm bên mình tới 16 cái đinh mười do cai ngục tra tấn khi xưa.

 Giáp mặt quỷ sống
Trong hồ sơ của Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc, hiện còn lưu giữ hồ sơ về 24 ngón đòn tra tấn “bài bản và hiệu quả” mà các viên cai ngục đều đã thực hành, đúc rút, lưu truyền “nức tiếng”. Trong suốt mấy chục năm các ngón đòn độc địa kia đã giúp trại tù Phú Quốc vang danh với sứ mệnh của một địa ngục trần gian, nơi mà các viên cai ngục vào vai dã thú một cách hoàn hảo nhất. Còn các công trình, tác phẩm, tư liệu của nhiều tác giả, nhiều nhân chứng viết về nhà ngục Phú Quốc thì đều nhắc đến 45 hình thức tra tấn tù nhân độc ác ngoài sức tưởng tượng, trong đó đặc biệt “choáng váng” là những trò “sáng tạo vượt bậc” do Bảy Nhu và đồng bọn quái đản của chúng áp dụng trên thân thể chính đồng bào yêu nước của chúng, thông qua các dụng cụ tra tấn “danh bất hư truyền”: Vồ sầu đời và gậy biệt li. Rằng: Bị cái vồ ấy đã đụng vào là coi như sầu đời, chết ném xuống biển làm mồi cho cá dữ, sống thì cũng sầu đời mãn kiếp với các thương tật khiếp vía (vồ sầu đời); còn cái gậy ấy, ai đã bị nếm, coi như li biệt gia đình, đồng đội và cả... cõi dương gian (gậy biệt li). Hàng chục nhân chứng đã đem thân tàn ma dại của mình ra chứng minh cho sức mạnh của gậy biệt li, vồ sầu đời, cả các cái gậy cái vồ ấy đều đã được trưng bày tại Phú Quốc và nhiều địa phương, cả những bức ảnh nạn nhân đã chết và còn sống; cả các pho tượng tạc hình nhân bị tra tấn kinh dị nhất..., tất cả hiện lên trước mắt tôi, với lời thuyết minh của các nhân viên phòng trưng bày tại Nhà tù Phú Quốc. Nhưng, ngần ấy vẫn chưa thật sự ám ảnh và khiến tôi phải mất ăn mất ngủ vì sợ hãi, như là khi tới nhà gặp và trò chuyện với Bảy Nhu, kẻ đã từng vặn hàng ngàn chiếc răng của những người tù Cộng sản.
Sưu tầm

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Chung Trâu-một mô hình kinh tế của làng xã Việt Nam

Tuổi thơ đã trôi qua nhưng hình ảnh về những ngày còn bé vẫn in đậm trong tôi. Hôm nay, với thời tiết lành lạnh tự xếp cho mình một góc nhỏ tôi ngồi nghĩ về tuổi thơ của mình và hình ảnh về con Trâu xuất hiện ngay trong đầu cùng với một nét văn hóa làng quê trước kia. Tuổi thơ gắn với chú Trâu thì gần như ai ở quê đều có và đó như là những dấu ấn đậm nét của mỗi người, tôi cũng vậy.

Con trâu là đầu cơ nghiệp

Quê tôi trước kia rất nghèo để có một con trâu riêng cho nhà mình không hề đơn giản chút nào, nghèo thì lấy đâu ra tiền mà mua trâu nhưng làm nông nghiệp mà không có trâu thì thật vất vả. Để làm được ruộng thì phải đợi những nhà có trâu cày bừa xong, có khi cấy xong mới dám mượn trâu để làm ruộng nhà mình hoặc có thể đi cấy cho nhà có trâu đổi lấy trâu để làm. Vất vả là vậy, biết vậy nhưng nghèo nên cũng không biết làm sao. Mơ ước mãi, cố gắng lắm nhà tôi cũng có được một nửa con trâu, nghe thì hơi lạ nhưng thời điểm ấy quê tôi hình thức chung trâu là phổ biến nhất, 2 nhà có thể là 3 và 4 gia đình chung một con trâu. Từ khi có trâu, dù rất còn bé nhưng tôi thật sự háo hức chỉ mong đến phiên nhà mình để đươc đi chăn trâu cùng bạn bè. Tôi thường xuyên bị ngắt quãng thời gian chăn trâu vì khi chung trâu thì mỗi nhà phải chăn theo phiên của mình có thể là 5 ngày, có thể là 10 ngày/một phiên. Trong những ngày bận rộn của nhà nông, trâu thuộc phiên của nhà nào thì nhà ấy có quyền sử dụng theo ý mình, có thể dùng trâu đổi công với người khác. Nhà chung trâu cùng, không có quyền quyết định khi trâu chưa đến phiên nhà mình, nhiều khi cũng bất tiện khi mà vào những ngày cao điểm nhất của cày bừa, hay cày bừa theo con nước thì lại chưa đến nhà mình được quyền sử dụng trâu. Để giải quyết tình trạng này nhiều gia đình đã bắt trâu phải cày bừa cả trưa, khi trâu được thả ra chuẩn bị một ít cỏ cho trâu ăn xong ngỉ ngơi một lát bắt quay lại cày bừa ngay. Hình thức chung trâu này cũng đã gây ra nhiều xích mích giữa các gia đình chung trâu với nhau, dẫn đến việc các gia đình bán trâu nhưng chỉ được bán phần của mình cho người khác khi các bên đã đồng ý.
Hình thức chung trâu rất phổ biến ở thập niên chín mươi của thế kỷ trước nhưng giờ ở quê tôi hình thức này không còn tồn tại, một phần do kinh tế phát triển hơn, một phần do cơ giới hóa nông nghiệp, trâu cũng ít được sử dụng trong cày bừa vì thế mà số lượng cũng giảm đi nhiều. Dẫu vậy, đây vẫn là nét văn hóa độc đáo, một mô hình kinh tế đặc trưng của làng quê Việt Nam trong thời gian dài mà ít người nhắc tới.
Hình ảnh nay

Tình yêu công lý

Hiện nay, dân Sài Gòn đang mắc hội chứng… Bao Công. Đi đến đâu cũng nghe bàn tán sôi nổi chuyện li miêu, Quách Hòe, Lý nương nương.
Hồi còn nhỏ tôi cũng chúi đầu vào cuốn Bao Công Kỳ Án do nhà Tín Đức Thư Xã xuất bản, giấy thì vàng khè, chữ lem nhem, văn thì già nua, khệnh khạng, nhưng đọc không biết mệt, cũng hệt như khán giả đài truyền hình hiện nay, mê say theo dõi vụ án Quách Hòe. Nhớ lại năm xưa, mọi người cũng say mê theo dõi bộ phim Con Bạch Tuộc với nhân vật chính là thanh tra Corrado Cattani, một mình chống lại mafia.
Lắng nghe những lời bình phẩm từ các khán giả nhi đồng nhất hay bình dân nhất, tôi nhận thấy rõ hình tượng Bao Công đã thể hiện được khát vọng sâu xa nhất của quần chúng: muốn có công lý. Công lý ở đây chẳng phải là một khái niệm trừu tượng xa xôi mà hóa thân thành một hiện thực sinh động, cụ thể: một cá nhân dũng cảm đương đầu với tội ác, vạch trần những xấu xa, bênh vực cho những kẻ bị hàm oan, những người lẻ loi, cô độc, sức yếu, thế cô, bị vây hãm trong sức mạnh đen tối của cường quyền. Công lý ở đây quá rõ ràng, thiện ác ở đây quá phân minh, không còn kẽ hở cho sự nghi ngờ hay ngụy biện.
Các loại hình xung đột phổ biến trong thế giới nghệ thuật thứ bảy, có lẽ mô hình xung đột giữa chính-tà, thiện-ác là mô hình được khán giả ưa thích nhất. Phim dở là do đạo diễn hay tác giả kịch bản không sáng tạo nên được một xung đột thật sự gây cấn. Bao Công dũng cảm, thông minh, nhưng Quách Hòe tàn bạo, giảo hoạt không kém, có lúc đã đánh gục người hùng Khai Phong phủ, cho “chàng” “về quê ngồi chơi xơi nước”. Thanh tra Cattani tài ba cuối cùng cũng bị mafia tống tiễn về thế giới bên kia để săn tìm công lý trước sự thương tiếc của bao nhiêu khán giả. Tài tử Michel Placido đóng vai Cattani bị khán giả chất vấn, thậm chí muốn hành hung ngoài đường, vì họ không muốn bộ phim chấm dứt một cách bi quan như vậy. Mọi người muốn rằng công lý cuối cùng phải thắng, bóng tối phải bị xua tan, nhường chỗ cho một ngày mai tươi sáng. Người hùng sẽ chiến thắng trong cuộc chiến đầy cam go này, và nước mắt sẽ được lau khô trên gương mặt cuộc đời đã chịu quá nhiều bất công, đau khổ. Ngày xưa, tiểu thuyết Trung Hoa khi mới khai sinh cũng xây dựng xung quanh chủ đề xung đột thiện-ác này. Victor Hugo thành bậc thánh trong tâm hồn dân tộc Pháp cũng nhờ là tác giả của kiệt tác Les Misérables (Những người cùng khổ), một tác phẩm tràn ngập lòng yêu thương đối với những con người bị hành hạ, chà đạp, và nói lên khát vọng được sống trong một thế giới công bình, thế giới của lẽ phải, của sự thật.
Những hình tượng như Bao Công hay thanh tra Cattani làm mọi người say mê, ngưỡng mộ, vì đó là sự đền bù của nghệ thuật đối với cuộc sống. Nhìn theo một góc độ nào đó, nghệ thuật là sự chuộc tội cho đời sống. Trong hiện thực cuộc đời, con người bình thường đã run sợ, đã thiếu can đảm khi phải đối diện với tội ác, đối diện với sự bất công phát xuất từ giai cấp có quyền uy, thế lực. Con người đã phải cúi đầu, phải im lặng. Người hùng trong tác phẩm nghệ thuật chân chính cũng chỉ là một con người bình thường, giống như thanh tra Cattani đã nhận xét: “Chúng ta không phải là những người hùng, chúng ta chỉ là những con người bình thường, chúng ta cũng biết run sợ trước kẻ thù…”, nhưng hơn mọi con người bình thường, anh ta vượt qua được nỗi sợ hãi nhờ lòng yêu thương công lý quá cuồng nhiệt, quá mạnh mẽ. Đôi khi Bao Công cũng phải gạt lệ xử án một người mình đã thương yêu, nhưng ông không thể làm khác được. Trong cuộc đời có quá nhiều nỗi sầu nhân thế này, những người dân đau khổ vẫn hướng đến ông như một niềm hy vọng lớn nhất còn sót lại, như một ánh sáng dẫn đường ra khỏi bóng tối triền miên của bất công và tội ác, ông không thể vì tình riêng mà đập vỡ niềm tin tưởng của mọi người đối với sự công minh của pháp luật. Nhưng cũng có thể biện luận: “Công lý mà không được dung hòa bởi tình yêu thương thì chỉ là sự bất công tệ hại nhất”? Vấn đề đã đặt sai căn bản: công lý chính là lòng yêu thương, nó không phải và không nên đặt trong thế đối lập với lòng yêu thương. Quả thật, nếu công lý không xuất phát từ lòng yêu thương những con người bị bất công chà đạp thì nó không còn là công lý nữa.
                                                                                                    Sưu tầm

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

CHELSEA VÀ NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN

Chelsea chính thức vượt mặt Manchestercity để chiếm vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng với chiến thắng thuyết phục trước chính đối thủ (2-0), và họ có quyền hy vọng vào một cuộc rượt đuổi Manchester United để giành ngôi vô địch vào cuối mùa. Quả thật, niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào cục diện của giải ngoại hạng Anh lúc này. Hiện tại, Chelsea đang kém MU 9 điểm nhưng còn một trận trong tay, nếu giải quyết được trận đấu bù này xem như Chelsea còn kém 6 điểm. Sáu điểm ở giải ngoại hạng Anh thật sự là một khoảng cách xa nhưng vì sao các cầu thủ Chelsea lại tự tin như vậy, đơn giản vì họ nghĩ họ sẽ đánh bại MU khi hai đội gặp nhau lượt về như vậy khoảng cách còn lại là 3 điểm, thêm một trận đấu nữa mà các cầu thủ Chelsea cầu mong là chuyến làm khách của MU tới sân Emires, họ tin là MU sẽ sẩy chân vì mùa giải năm nay MU chơi cực tồi trên sân khách, ngay cả các đối thủ "lèng phèng" chứ chưa nói gì đến Asenal-một đội đang được xem là đối thủ trực tiếp tranh ngôi vô địch với MU. Và biết đâu đấy với đội hình què quặt như hiện nay MU có thể mất điểm bất cứ trận đấu nào.

Chelsea giấc mơ có thật-Hay dĩ vãng là thơ?
Về phần Chelsea rõ ràng họ đang hết sức hương phấn sau khi có những chiến thắng quan trọng gần đây. Căn cứ vào các yếu tố trên không khó để nhận ra sự phấn khích trong từng thành viên câu lạc bộ Chelsea. Và họ hy vọng vào một cuộc lật đổ tưởng chừng như đã lụi tàn từ lâu. Cũng phải cảnh báo Chelsea rằng đó là viễn cảnh tươi đẹp mà các thành viên Chelsea và các fan của họ nghĩ đến và cầu mong nhưng MU luôn là đội biết vừa qua những giai đoạn khó khăn nhất vì có một huấn luyện viên giỏi nhất và một tập thể đoàn kết. Nhân tính đã xong, giờ chỉ đợi trời tính...

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Manchestercity, Liverpool-Bài học cho những kẻ không biết mình

Có thể coi tại đảo quốc sương mù, Manchestercity là đội lắm mồm miệng nhất rất đúng với biệt danh mà fan MU gọi "gã hàng xóm ồn ào". Họ ỷ vào đồng tiền và mua về những cầu thủ chưa biết mình là ai, nào là Tevez(cho là mình còn đáng giá hơn 25 triệu bảng), nào là Balotelly(cho là tài năng của mình nếu có kém chỉ kém Messi chút ít), Do Jong thì đánh người hay hơn đá bóng, Richar thì bảo thích gặp MU ở bán kết cup FA...một tập thể tự cao, tự đại. Quả thật, những lời nói này sẽ được coi trọng nếu như họ có những thành công trong chuyên môn(kiểu như Moirinho), nhưng thành công thì chưa thấy đâu mà toàn là thất bại. Hôm nay, họ đã nhận được những bài học (theo mình nghĩ) do những kẻ vô danh (ngoại trừ Shevchelko) "giảng dạy". Bị Dynamo Kiev loại khỏi cup C3 với tổng tỉ sổ 2-1, không hiểu cái tập thể ồn ào đấy có nhận ra đó là bài học không? hay với những tính cách cho mình là số 1 sẽ tìm hết những lí do để biện minh cho thất bại cay đắng này. Có lẽ cách thứ 2 sẽ đúng với bản chất của họ hơn? Không giải quyết được vấn đề này thì Manchestercity mãi mãi là kẻ "ồn ào"...
Có vẻ trầm lắng hơn Manchestercity nhưng Liverpool lại có vẻ "máu ăn thua" cái cách họ thể hiện trong trận thắng MU thật đáng nể, dù là fan "ruột" của MU cũng phải thừa nhận trận đấu đấy Liverpool đá trên cơ và hay thật. Nhưng giờ nghĩ lại thấy thật buồn cho kết cục của Liverpool, họ tiếp bước MC chia tay với cup C3 trong tủi hổ. Nghĩ lại câu "đường dài mới biết ngựa hay" quả thật xót xa cho Liverpool. Cả một "tập đoàn" Liverpool chiến đấu hình như chỉ để cho một trận đấu với MU? có cảm giác rằng các cầu thủ Liverpool nghĩ họ thắng được MU xem như mình đã là số một, họ quyết tâm ngăn chặn MU sẽ vượt mặt mình để trở thành câu lạc bộ truyền thống nhất đảo quốc sương mù, tất cả ra sức làm vì điều đó. Nhưng họ quên mất rằng phía trước đang là chông gai, phải người bản lĩnh mới vượt qua được...để rồi hôm nay họ chợt nhận ra rằng trận đấu với MU đã là quá khứ, còn hiện tại mình đã bị loại khỏi đấu trường C3, chẳng còn gì...thật chẳng còn gì. Một bài học cho 2 kẻ chưa biết mình.
 Nhìn các câu lạc bộ bị loại hết đấu trường này đến đấu trường khác thế mới biết MU bản lĩnh thật. Họ không "ồn ào" như Manchestercity, không thể hiện cái hiếu thắng đến mức "ngu ngốc" như Liverpool nhưng thành quả đến thời điểm này thật đáng khâm phục, dẫu tất cả chưa đến hồi kết thúc. Tập thể MU biết điều đó và họ "đóng cửa" ra sức luyện tập cho thành công phía trước. Kết quả thế nào chúng ta cùng theo dõi.

Hình ảnh này thật là đẹp, không biết có được tái hiện trong năm nay?

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

REAL phá dớp...?

Sau sáu năm liên tiếp Real đã không qua vòng 16 đội, trong đó có đến 3 năm bị loại bởi đội bóng Pháp Lyon. Hôm nay, thì khác chỉ một trận đấu Real đã phá cả 2 cái dớp trên, đã lọt vào tứ kết và loại luôn "chuyên gia ngáng đường" khỏi đấu trường danh giá.Tại sao Real lại làm được điều mà sáu năm qua họ không thể? Có nhiều yếu tố dẫn đến thắng lợi ngày hôm qua: Vì Real mạnh lên?chưa hẳn, vì Lyon yếu đi?cũng không hoàn toàn là như vậy. Có lẽ lý do thuyết phục nhất là vì Real có Morinho, một "lão làng" của cúp C1. Tuổi đời còn trẻ, vào nghiệp chưa phải lâu nhưng tài năng xuất chúng của Morinho là có thừa. Người la luôn nghĩ về cái "dớp" của Real trước Lyon và kết quả tệ hại của sáu năm qua nhưng ít ai nghĩ rằng đã hơn 150 trận trên sân nhà các đội bóng do Morinho dẫn dắt đã không thua,thứ hai là kết quả đối đầu của Lyon với đội bóng do Morinho cầm lái đều không tốt. Vì thế mà Lyon hôm qua mới chính là đội phải phá cái dớp đó, nhưng họ đã không làm được và nghĩ theo hướng này Real thắng Lyon như đã được dự báo từ trước và thật sự nó đã diễn ra một cách hiển nhiên. Real đã tìm ra câu trả lời đó là MORINHO, chúc mừng Real, chúc mừng Morinho!
Mình là fan của MU và Sir Alex.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Chúc mừng MU


Sò yêu à! hôm nay MU của bố đã thắng rồi đấy. Bây giờ chỉ đợi bốc  thăm vòng tứ kết xem gặp đội nào nữa thôi. Sau này Sò lớn bố mong con thích bóng đá nhưng đừng ham quá như bố nhé. Mẹ Thúy bảo sau này sẽ ủng hộ con thích Chelsea(đội bóng bố không thích tí nào), sao mẹ con lại có ý nghĩ bố con mình cùng xem đá bóng lại đối đầu với nhau nhỉ. Đó là suy nghĩ hết sức sai lầm...
Lúc này mạnh nhất có lẽ là Bacalonal nếu gặp MU ở tứ kết thì sao nhỉ?Nếu có thì trận đấu hay đấy, nhưng tiếc là loại nhau hơi sớm. MU đã thua đau ở trận trung kết mùa bóng 2008-2009 tại Roma rồi. Hy vọng về một cú ăn ba lịch sử lần 2 đang tràn trề tuy nhiên cũng hết sức khó khăn, nhìn trong phạm vi nước Anh còn có nhiều khả năng chứ C1 e hơi khó, nhưng không sao trong khó khăn mà giành thắng lợi thế mới chứng tỏ nhà vô địch thật sự chứ. Nếu làm được ước mơ trong mùa này thì đúng MU là vô đối, Sir Alex là vô đối.
Nhìn Sò lúc này đang ngủ cùng mẹ và bà nội thật đáng yêu!