Hạnh phúc dài lâu

Hạnh phúc dài lâu
Thì thầm em hỏi nhỏ, Sao mặt hồ gợn sóng? Anh trả lời lấp lửng, Vì sóng cứ hôn bờ, Em nũng nịu ứ ừ, Khác cơ không phải thế, Anh nghiêng nhẹ mái đầu, Hôn môi em nồng cháy, Em ơi em có thấy, Sóng đang dậy trong tim

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Mùa cói quê tôi

 Đã từ lâu ai cũng biết nghề làm muối là một nghề vô cùng cực nhọc, bởi tính chất của công việc thì ai cũng biết, người làm muối luôn phải phơi mình dưới cái nắng chói chang của mùa hè, thêm vào đó là hơi nóng của những bãi cát dài hắt lên làm cho cái vất vả được nhân lên bội phần. Nhưng không nhiều người biết về nghề làm cói, cái nghề cực nhọc không kém nếu không muốn nói là vất vả hơn rất nhiều.  Những tháng hè nóng nực là những ngày người trồng cói gồng mình lên để làm việc. Thời gian làm việc gần như không tưởng, nhiều gia đình thức dậy từ 2h sáng chuẩn bị những thứ cần thiết cho một ngày làm việc ngoài đồng cói: liềm, bàn chẻ cói, bạt che nắng, đèn pin, nước uống, đồ ăn sáng...và cũng không quên chiếc điếu cày cho giây phút giải lao.

Đồng cói
Giờ đi làm sớm không có nghĩa là giờ về cũng sớm, những ngày nắng to, nhiệt độ cao là những ngày "hạnh phúc" của người làm cói, không khí làm việc hăng say để "chạy đua" với thời tiết. Dưới cái nắng như thiêu như đốt của dải đất miền Trung, cùng với những cơn gió lào khô rát, người làm cói vẫn miệt mài với công việc mưu sinh. Có khác nghề làm muối ở chỗ khi trời nắng to người làm cói dùng bạt căng lên che cho mát(tất nhiên chỉ một không gian rất nhỏ), đủ che cho một, hai người. Công đoạn đầu tiên là cắt cói, công đoạn này thường diễn ra vào lúc trời còn mơ sáng khi thời tiết mát mẻ, nhiều gia đình dùng đèn pin để cắt cói.

Công đoạn cắt cói
Buộc thành từng bó
Sau khi cắt cói được nhiều đến công đoạn chẻ cói, khi chẻ cói thì phải dùng bàn để chẻ, công đoạn này cần tới 2 người mới thực hiện được, một người đưa cói vào và một người rút ra, sau khi cói được chẻ ra làm hai thì tiến hành đi phơi.

Chuẩn bị chẻ cói
Thời tiết đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nghề trồng cói, khi nắng to cói sẽ trở nên rất đẹp và thời gian phơi rất ngắn, giá trị kinh tế cũng từ đó mà cao hơn. Những hôm nắng nhẹ thì cói không đẹp và thời gian phơi cũng dài hơn, cói mà bị mưa sẽ nhanh bị đen và không có giá trị nhiều về kinh tế. Chính vì thế mà trời càng nắng to thì người trồng cói càng phải ra đồng làm việc. Những chiếc áo ướt đẫm mồ hôi, cái bạt thì che không đủ mát..., vất vả là vậy nhưng nghĩ đến giá trị kinh tế mà cây cói mang lại trong những năm gần đây, người trồng cói càng thêm khí thế. Cây cói hiện nay đã đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế quê tôi, nhờ nó mà từ một quê còn nghèo nay đã có những thay đổi rõ rệt. Nhờ vậy, các gia đình cũng cố gắng cho con cái học hành hơn nhiều năm trước, khi miếng ăn còn lo ngày một, ngày hai.

Bốc cói sau khi phơi
Với suy nghĩ của một người có cơ hội tách biệt với đồng ruộng, tôi luôn mong muốn người dân quê mình biết cách đầu tư cho con em họ ăn học thành người, dẫu biết cây cói có giá trị nhưng thực sự nghề trồng cói là nghề quá vất vả, cái nghề mà sức lực con người bị hao tổn rất lớn, thức khuy dậy sớm, giấc ngủ không tròn, mâm cơm đứt đoạn...Đối với người dân có được một nghề trong tay, ngoài trồng lúa quả thật hạnh phúc, quê tôi không bao giờ có khái niệm "nông nhàn"...
Đưa cói về nhà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét