Hạnh phúc dài lâu

Hạnh phúc dài lâu
Thì thầm em hỏi nhỏ, Sao mặt hồ gợn sóng? Anh trả lời lấp lửng, Vì sóng cứ hôn bờ, Em nũng nịu ứ ừ, Khác cơ không phải thế, Anh nghiêng nhẹ mái đầu, Hôn môi em nồng cháy, Em ơi em có thấy, Sóng đang dậy trong tim

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Nghịch lý hệ thống thư viện

(HNM) - Trong khi nhiều thư viện công cộng được đầu tư tiền triệu, tiền tỷ, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ phục vụ… phải đi tìm bạn đọc thì hệ thống thư viện tư nhân, tủ sách gia đình, dòng họ lại phát huy hiệu quả hơn cả mong đợi.
Từ thực tế đó, Bộ VH,TT&DL vừa kêu gọi toàn xã hội quan tâm tới thói quen đọc sách, phát triển vốn văn hóa đọc thông qua mô hình "Tủ sách gia đình","Thư viện thân thiện".
Nhu cầu đọc của người dân
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Sách Thái Hà cho hay: "Nếu như những năm trước, đến gia đình nào, công ty nào tôi cũng thấy người ta dành một vị trí trang trọng để bày rượu thì hiện nay, tủ rượu đã được thay bằng tủ sách. Tôi nhận được "đơn đặt hàng" nhờ tư vấn xây dựng tủ sách văn hóa của các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, thậm chí là doanh nghiệp nhiều đến mức việc tư vấn của tôi bận hơn cả công tác quản lý. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi khi các phương tiện nghe, nhìn, internet phát triển như hiện nay thì người dân Việt Nam ta vẫn rất quan tâm, trân trọng thói quen đọc sách, báo". Ông Hùng cho biết thêm, có những địa phương thuần nông như xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), 28 gia đình nông dân đã "liên minh" với nhau bằng cách góp sách để thành lập tủ sách phục vụ nhu cầu đọc sách cho bà con trong xã. Hay như ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,  Bạc Liêu, Sóc Trăng… hàng chục gia đình sẵn sàng bỏ ra từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng xây dựng các tủ sách, vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin, tri thức của gia đình, cộng đồng, vừa nêu gương sáng cho phong trào đọc sách ở cơ sở…


Thư viện tư nhân, tủ sách gia đình đang chiếm ưu thế so với
thư viện công cộng
 Nhìn vào những tủ sách gia đình hoạt động bền bỉ hàng chục năm qua sẽ thấy, đây là một trong những mô hình hiệu quả nhằm gìn giữ và phát huy văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư. Điển hình như thư viện nhà ông Thăng, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Hơn 20 năm hoạt động, thư viện của ông hiện có hơn 9.000 đầu sách, báo, mở cửa phục vụ miễn phí từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, đón 20-30 lượt bạn đọc/ngày. Một tủ sách gia đình khác được rất nhiều người biết đến là "thư viện" của GS.TS Phạm Đức Dương ở căn hộ C4-35 Kim Mã Thượng, phường Cống Vị, Ba Đình (Hà Nội). Thành lập từ năm 1998, đến nay, thư viện thầy Dương có hơn 10.000 cuốn sách, hơn 50 loại báo, tạp chí tiếng Việt và nước ngoài cùng hơn 400 luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, phục vụ miễn phí sinh viên, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy ở Hà Nội tất cả các ngày trong tuần.
Theo thống kê, cả nước hiện có 46 thư viện tư nhân và hàng trăm tủ sách gia đình. Con số này đang tăng dần hằng năm.
Thư viện công cộng… ế
Ngược lại với xu hướng phát triển của thư viện tư nhân, tủ sách gia đình, hệ thống thư viện công cộng ngày càng teo lại do lượng bạn đọc ít. Một thư viện quốc gia; 63 thư viện cấp tỉnh, thành phố; 613 thư viện cấp huyện và gần 2.000 thư viện cấp xã trải đều khắp cả nước hiếm khi kín chỗ. Chẳng hạn như thư viện tỉnh Quảng Ninh với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ phục vụ nhiệt tình nhưng có những ngày chỉ đón một vài bạn đọc. Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Công tác bạn đọc, Thư viện tỉnh Quảng Ninh khẳng định, ngày đông nhất thư viện cũng chỉ có khoảng 30-40 người đến mượn sách. Cùng "cảnh ngộ", năm 2010, trung bình mỗi thư viện cấp huyện ở tỉnh Nam Định chỉ có 200 độc giả đăng ký thẻ, 9.400 lượt người đến đọc sách, tra cứu tài liệu.
Theo lý giải của nhiều cán bộ trong ngành thì đa số thư viện công cộng nằm ở các khu trung tâm, người dân có điều kiện hưởng thụ văn hóa thông qua nhiều kênh thông tin khác, trong khi thư viện lại có những quy định về quản lý sách báo, với lịch mở cửa gò bó, khiến bạn đọc không còn hứng thú. Thư viện tư nhân hay tủ sách gia đình được sinh ra từ nhu cầu có thực của gia đình, cộng đồng hay một nhóm đối tượng bạn đọc đặc thù (thư viện nhà ông Thăng dành cho bà con nông dân nghèo, thư viện thầy Dương dành cho sinh viên, nghiên cứu sinh) nên lượng bạn đọc luôn ổn định. Mặt khác, thư viện tư nhân mở cửa tất cả các ngày trong tuần, không bó buộc về giờ giấc, người trông coi thư viện cũng vì bạn đọc mà phục vụ tận tình, chu đáo nên bạn đọc có thể đến ngoài giờ học, giờ làm. Ông Bùi Đình Thăng, "giám đốc" thư viện của nhà chia sẻ: "Để có lượng sách phong phú, tôi đến các cơ quan, đơn vị mượn, xin sách về cho bà con. Hiểu tấm thịnh tình của tôi, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tặng tôi nhiều cuốn sách quý". Tương tự, GS.TS Phạm Đức Dương kể: "Khuyến khích các em sinh viên khám phá kho tàng tri thức, tôi thường xuyên hướng dẫn cho các em lựa chọn sách đọc và cách đọc sách sao cho hiệu quả; đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo khoa học để sinh viên yêu sách hơn". "Sự tận tình, sáng tạo phục vụ bạn đọc như ông Thăng, thầy Dương rất hiếm thấy ở các cán bộ thư viện được hưởng lương" - ông Nguyễn Hữu Giới, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện nói.
Với vai trò quản lý cấp vĩ mô, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện khẳng định: Thư viện tư nhân hay tủ sách gia đình thực sự có ích trong đời sống sinh hoạt của người dân nên rất cần sự chung tay đóng góp của cộng đồng để lượng sách báo được bổ sung thường xuyên, liên tục. Hơn thế, nhìn vào hiệu quả hoạt động của thư viện tư nhân, tủ sách gia đình, Vụ Thư viện sẽ nghiên cứu và tìm ra hướng phát triển phù hợp cho thư viện công cộng trong giai đoạn hiện nay.
Đã thấy được nghịch lý, hy vọng các nhà quản lý sớm tìm ra lời giải cho bài toán phát triển hệ thống thư viện Việt Nam.
 Theo Hà Nội mới


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Vô địch World Cup 2011, kỳ tích của bóng đá Nhật Bản

Câu chuyện cổ tích của bóng đá nữ Nhật Bản đã kết thúc có hậu khi các cô gái xứ sở hoa anh đào giành chiến thắng 3-1 trước ĐT Mỹ trên loạt đá 11m. Trước đó, hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận cầu kịch tính với tỷ số 2-2 trong 120 phút thi đấu.
Nhật Bản đã chứng minh họ người hâm mộ thấy việc họ lọt tới chung kết không phải là một sự may mắn mà bởi chính thực lực, tinh thần và sự tự tin cao nhất của mình.  Để lần đầu tiên lọt vào một trận chung kết môn bóng đá nữ, họ đã ngoạn mục vượt qua Đức và Thụy Điển ở những vòng đấu trước đó.
Cũng chính nhờ những hiệu ứng tinh thần ấy, Nhật Bản đã nhập cuộc tốt và chơi một trận sòng phẳng với ĐT Mỹ, cường quốc của bóng đá nữ thế giới. Hai lần bị dẫn bàn, hai lần Nhật Bản đều có bàn gỡ hòa trước khi hạ đối phương trên loạt đá 11m may rủi nhờ tinh thần và bản lĩnh của mình.
Kỳ tích của bóng đá Nhật Bản-Ảnh Rueters
Morgan chính là cầu thủ đã mở tỷ số cho ĐT Mỹ ở phút thứ 69 của trận đấu nhưng sự kiên cường của các cô gái Nhật Bản giúp họ có bàn thắng gỡ hòa ở phút thứ 81 sau pha lập công của Miyama. Giữ nguyên tỷ số 1-1 trong 90 phút chính thức, Nhật Bản buộc Mỹ phải bước vào quãng thời gian đá hiệp phụ và một lần nữa họ phải nhận bàn thua ở phút thứ 104 sau pha làm bàn của Wamback. Những tưởng đây là dấu chấm hết cho đội bóng châu Á thì đúng 3 phút trước khi hiệp phụ thứ 2 kết thúc, Sawa ghi bàn thắng quý hơn vàng gỡ hòa 2-2 cho Nhật Bản.
Bước vào loạt đá 11m "cân não", thủ thành Kaihori đã có một "đêm diễn" quá xuất sắc khi cô lần lượt cản phá thành công 3 quả 11m của của Shannon Boxx, Lloyd và Heath. Bên phía Nhật Bản, Nagasato không hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng cú đá quyết định của Kumagai ở loạt đá cuối cùng đã giúp đội bóng châu Á có chiến thắng 3-1 và trở thành nhà vô địch thế giới lần đầu tiên trong lịch sử.
Chức vô địch World Cup 2011 có thể nói là danh hiệu ngọt ngào với môn bóng đá nữ nói riêng và toàn thể đất nước Nhật Bản nói chung. Sau thảm họa sóng thần và động đất khiến gần hàng chục nghìn người thiệt mạng cũng như nền kinh tế bị thiệt hại tới gần 210 tỷ USD, người Nhật đã xích lại gần nhau để cùng đứng lên sau những mất mát. Chính tinh thần ấy đã "truyền lửa" cho sự quyết tâm của thầy trò HLV Norio Sakasi ở VCK World Cup 2011 và họ đã khiến cho cả thế giới phải ngả mũ trước sự kiên cường và tinh thần vượt khó ấy.
Suốt chặng đường chinh phục chức vô địch thế giới, Nhật Bản chỉ thua 1 lần trước tuyển Anh (0-2) nhưng đó là trận đấu ở vòng bảng khi thế cục gần như đã an bài (Nhật Bản sớm giành vé vào tứ kết trước một vòng đấu). Từ vòng loại trực tiếp, các cô gái Nhật đã mang người hâm mộ đi hết từ những bất ngờ này đến bất ngờ khác khi loại Đức ở tứ kết sau 120 phút kịch tính (1-0), hạ Thụy Điển ở bán kết với một cú lội ngược dòng ngoạn mục (3-1) trước khi chính thức trở thành nhà vô địch thế giới khi vượt qua các cô gái Mỹ.
Chiến thắng của ĐT nữ Nhật Bản là niềm tự hào của đất nước xứ sở hoa anh đào cũng như toàn thể châu Á. Họ đã viết nên một câu chuyện cổ tích của thế kỉ 21 bằng chính sức mạnh của lòng quyết tâm, sự quả cảm và những khát khao mãnh liệt từ tình yêu với bóng đá nói riêng và cuộc sống nói chung...
 Theo thethaovanhoa.vn

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Yêu có cần phải nói?

Tôi và em giờ ai cũng đã có gia đình. Không biết cuộc sống của em bây giờ thế nào, hạnh phúc không, vui vẻ không và còn nghĩ gì về tôi không...? Còn tôi đang có một gia đình hạnh phúc với một người vợ thuỳ mị, nết na hết lòng vì cái gia đình nhỏ bé của mình và một "thành quả" xinh xắn, đáng yêu. Tôi vô cùng hạnh phúc vì những gì tôi có!
Tạm biệt nhé, chúng ta mãi là ký ức đẹp của nhau
Lớn lên trên cùng một làng quê nghèo khó, so với gia đình tôi thì gia đình em có điều kiện hơn rất nhiều, không vì điều đó tình bạn của chúng tôi vẫn thân thiết và gắn bó. Trong bước đường mưu sinh của mình chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc, cho nhau biết những chuyện mà hai đứa quan tâm. Em đi học còn tôi thì đi làm lăn lộn với những tháng ngày vất vả. Dù đi đâu làm gì tôi vẫn liên lạc với em và trong người luôn có một thứ tình cảm nhớ nhung. Tuy là đi làm nhưng ước mơ được ngồi trên giảng đường đại học vẫn cháy bỏng trong tôi và rồi ước mơ đấy cũng thành sự thật. Ngày đậu đại học, tôi hạnh phúc đến trào nước mắt, dẫu biết phía trước con đường học không hề đơn giãn với tôi một chút nào. Trong giây phút đó tôi lại nhớ đến em và báo cho em biết. Em gửi lời chúc mừng. Tôi trộm nghĩ mình vào đại học có lẽ sẽ có nhiều cơ hội để bày tỏ tình cảm với em.
Tôi biết mình đã yêu em từ cái ngày mấy đứa còn đi ôn thi đại học nhưng vì mặc cảm gia đình, vì mặc cảm bản thân và một vài lí do khác nữa tôi đã quyết định chôn chặt tình cảm của mình, hay nói đúng hơn đã không dám thổ lộ với em bất kỳ một câu gì. Dù trong mọi việc vẫn thể hiện là tôi đã yêu em. Thêm một lý do là tôi luôn nghĩ mình đang yêu đơn phương, nói ra thì chắc là thất bại nếu như thế thật thì em sẽ lẫn tránh tôi và tôi có thể mất em mãi mãi. Tôi luôn nghĩ em là nơi mình khó với tới, vì em xinh xắn nhiều người theo đuổi và tôi cũng nghĩ em đã trao trái tim cho ai đấy mà không phải là mình.
Vào đại học rồi tôi và em có điều kiện liên lạc với nhau thường xuyên hơn. Tôi viết cho em những lá thư tay và em cũng vậy. Trong những lá thư đó tôi đã “bóng gió” nói ra tình cảm của mình và em gửi thư với nội dung “né tránh” như vậy là suy nghĩ của tôi ngày nào vẫn đúng. Trong suy nghĩ của mình tôi đã định đến nơi em học để mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình nhưng cảm giác sợ sệt kia vẫn khiến tôi không dám làm. Và thực tế tôi đã không đủ can đảm để làm điều đó cho đến ngày hôm nay.
Điều tồi tệ nhất cuối cùng cũng đã đến, em đột ngột đi lấy chồng một người mà đến giờ em vẫn thắc mắc tại sao mình lại lấy làm chồng khi chưa có tình yêu. Có phải em đang chạy trốn tình cảm của ai đấy? hay em nghĩ con gái có thì? hay em muốn có cho mình một chỗ dựa trong đời…?Bao nhiêu câu hỏi cứ xuất hiện trong đầu tôi, càng hỏi tôi càng thấy nhói đau. Ngày em đi lấy chồng tôi nào đâu có hay, em không mời cũng chẳng báo tin. Nhưng hình như ông trời thích trêu đùa người khác, tôi về quê lại đúng cái ngày em chuẩn bị lên xe hoa. Như sét đánh ngang tai, tôi quyết định lên gặp em lần cuối nhìn em trong ngày cưới, tự nhiên thấy mình sao xót xa đến vậy. Nhìn em, tôi muốn nói tất cả nhưng nghĩ giờ còn nói để làm gì khi mọi chuyện đã rồi. Thôi hãy để người mình yêu đi với giấc mơ của em. Đám cưới của em tôi còn không dám uống một lý rượu chúc mừng dù em đã mong tôi lên chia vui. Đưa chân em lên xe hoa trong dòng người đưa tiễn, tôi đã không dám nhìn vào cô dâu chú rể, một hình ảnh khiến trái tim tôi tan nát. Quay đi nơi khác tôi cố gắng ngăn cho những giọt nước mắt không lăn ra hai bên. Có lẽ nỗi đau đàn ông là vậy...
Em đi rồi để lại trong tôi sự trống trãi, sự hụt hẫng và tôi chợt nhận ra rằng vậy là tôi đã mất em thật rồi. Hai năm trôi qua, sau cái ngày em đi lấy chồng tôi vẫn thường mơ thấy em, mơ những giấc mơ ngọt ngào, mơ được hạnh phúc bên em và mơ những gì thuộc về tôi và em nhưng cũng chính những giấc mơ này đã làm tim tôi càng đau nhói vì thực tế thì trái ngược hoàn toàn. Em đang ở cùng người khác xây dựng hạnh phúc ở một chân trời rất xa. Thời gian cứ thế trôi đi và vết thương lòng cũng dần liền lại và tôi lại cuốn vào cuộc sống của riêng mình, hình bóng của em xin gửi vào hoài niệm. Có một ngày tôi đã nhận ra em cũng đã yêu tôi và chỉ mong tôi nói với em một câu nhưng em đợi mãi vẫn không thấy gì. Em đã nói “nếu ngày đấy anh nói, có lẽ giờ đã khác”. Vậy đấy các bạn trẻ đang yêu hãy mạnh dạn nói với người mình yêu về những tình cảm của mình dành cho người ấy. Hãy dũng cảm đối mặt, đừng nên nói dối để che lấp nỗi đau của mình.
Về phần mình người viết lá thư không có ý là tơ tưởng hay hối hận mà chỉ là hoài niệm về một thời đã qua. Có thể việc tôi không dám nói lời yêu lại trở thành quá khứ dịu êm của tôi và em. Tôi cũng không hề thấy có lỗi với vợ mình, nếu có chăng cũng mong em hiểu rằng trước khi gặp em tôi đã từng có một hình bóng khác. Nhưng giờ tôi đang hạnh phúc và rất yêu vợ mình.

Quá Khứ Đã Ngũ Yên và Anh Mãi Là Ký Ức

Đừng nên sống với quá khứ
Em đã tìm thấy anh trong đám đông xa lạ. Muốn gọi tên anh và hét lên thật to như ngày hôm qua : Anh đứng đây! Nhưng không thể, bây giờ đã đổi khác.
Em ko còn thuộc về anh như ngày cũ. Một dấu chấm buồn đầy hương vị ngọt đắng mà thời gian không đủ nội lực dung dưỡng câu chuyện tình thời hoa mộng.
Giờ đây được chắp nối thành những thước phim quay chậm trên từng lối đi riêng, nhưng lại vắng bóng một người thương trên khung hình kỷ niệm khó quên trong đời “Một mai xa nhau, xin giữ cho nhau nụ cười ...”
Em đã thầm thì trong lần hạnh ngộ. Giọng nói của người con gái kia với gương mặt khá xinh đã đi vào trong cuộc đời anh và thay em gánh chịu những ji` mà Gia đình anh đòi hỏi “Anh hãy để quá khứ ngủ yên. Em chỉ thuộc về anh trong ký ức ,đừng níu kéo những ji` đã wa ...”
Vâng, em hiểu điều đó. Ngày hôm qua chúng ta chỉ mới nhìn nhau, chứ chưa một lần tỉnh táo để cùng nhau nhìn về một hướng. Và bây giờ. Chia tay nhau là điều phải xảy ra trong đời mà không hề bận tâm hay ân hận điều gì. Nhưng, ngẩn ngơ chao lòng khi chúng ta cùng chạm vào một điều quá đỗi thiêng liêng, đó là cõi thiên đường giờ chỉ còn lại đong đầy nỗi nhớ.
Lời khuyên của những người bạn em hoàn toàn có lý. Hãy để quá khứ ngủ yên và lụi tàn!
Em đã tỉnh giấc và kịp nhận ra sự hiện hữu của anh nhưng đã xa thật rồi, vì hằn lên dấu vết khờ dại vụng về một thời.Ðoạn kết mối tình ko 1 chút tính toán so đo đã kết thúc, giờ chỉ còn lại dấu chấm buồn tuyệt mỹ của hành trình tìm kiếm khôn nguôi giữa hia nửa thương yêu, nhưng đã lạc loài nguội lạnh.
Chiều qua, em đắm mình trong mưa. Những cơn mưa hồng độ lượng của đất trời vừa đủ nẩy mầm ước mơ thanh xuân và hồn nhiên tươi tắn như ngày nào, để giờ đây bất chợt vỗ về từ nơi chốn xa xăm “Lời hẹn thề là những cơn mưa ...”
Theo thời gian chất chồng ,đã làm cho em kiên nhẫn ngồi đọc đến thuộc lòng dòng tâm tình sâu lắng sau cùng của anh gửi lại, đang ngự trị trong ngăn kéo đời em. Và mỗi lần đọc là một lần giao cảm vọng lại những cung bậc chan chứa thiết tha đến tê lòng giữa hai đầu nỗi nhớ, nhưng không ít những giọt lệ làm nhòa đi vài chỗ “Như là một giấc mơ hoa ,ngang trái mùi hương đã bay xa. Nửa hồn chếnh choáng trong thầm lặng, nửa hồn thơm thảo bản tình ca ...”
Em dặn lòng, hãy gói hết những nỗi niềm sót lại để chôn vùi vào sâu thẳm riêng tư, rồi xóa đi những nghiệt ngã bất hạnh của tình đời Những cay đắng của tình trường đã làm lạc lối, cô quạnh như một định mệnh khắt khe không thể tránh né, cuối cùng sẽ chối bỏ anh để ra đi mà thôi “Xin tạ lòng người, xin người hãy wên tôi và hãy luôn nghĩ rằng tôi là con gió thoãng qua đời người , xin đừng níu kéo những jì là wá khứ ...”
Nếu như có trở lại ngày ấy,em sẽ tránh môi lương duyên này ...mối lương duyên ko được ai chấp nhận .Còn bây giờ, chúng ta là 2 đường thẳng song song ko có 1 đoạn kết , ko là bạn mà nhìn nhau như 2 kẻ xa lạ . Ngày mai sẽ không còn lặp lại lỗi lầm cũ, nhìn nhau đến độ xem nhau như 1 kẻ thù .
Tình yêu nẩy sinh từ tình bạn. Ðiều đó đúng thôi, Nhưng nhiều khi trong đời có không ít tình bạn bắt đầu nguồn từ chuyện tình dang dỡ vì một nguyên cớ vô tình nào đó, mà bây giờ người trong cuộc điều chợt nhớ vì lòng bao dung ,thúc bách muộn màng.
Em nhìn thấy đôi mắt như sầu bay trên lá sẽ lấy lại niềm tin được chắp cánh từ những tín hiệu bình yên của hôm nay “Ai mất thì sẽ được. Ai tìm thì sẽ thấy ...”
Sau cơn giông, trời lại sáng. " Ðóa hồng sẽ khoe sắc rực rỡ trong lòng mỗi người " Em tin sự kỳ diệu nhiệm mầu thánh thiện đó, chỉ có điều xảy ra sớm hay muộn mà thôi và giờ đây đóa hoa hồng đó đang khoe sắc thắm bên cạnh người nâng niu nó... nhưng người đó ko fãi là anh...
Hãy cứ xem nhau như những người bạn or là đừng nhìn ra nhau dẫu có đi chung 1 đoạn đường , vì sao fãi muốn trói buộc đời nhau khi mà 1 nữa đã ko còn yêu ....?

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Những ngày hè đáng quên

Nắng thật và nóng thật, những ngày đỉnh điểm của nắng nóng nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 42 độ. Đi trên đường vào buổi trưa thì chao ôi khủng khiếp, cái nắng ở nhiệt độ cao chiếu xuống mặt đường và mặt đường lại hắt cái nóng ngược lại, người đi đường chỉ còn biết bịt cho thật kín để bảo vệ mình trước cái nắng khiếp đảm này. Mà than ôi nóng ở Hà Nội thì thật kinh hoàng, bởi cái không gian chật hẹp với những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, với những tấm kính to tướng nhìn vào mà chói cả mắt, sự ồn ào của thành phố, sự chật chội của phố phường khiến cái nóng tăng lên gấp bội. Mùa hè năm nào mà chẳng có, nắng nóng thì năm nào mà chẳng phải đối mặt nhưng sao hè năm nay lại đáng quên đến thế? Phải quên, thật sự là phải quên bởi cái nắng nóng của thiên nhiên thì con người còn chịu được và tìm mọi cách để chống lại nó nhưng cái "nóng" của giá cả thị trường trong mùa hè này còn kinh khủng hơn rất nhiều.

Nóng từ mọi phía
Chưa bao giờ giá cả các mặt hàng, đặc biệt là thực phẩm lại tăng vọt một cách đáng sợ như những ngày qua. Mỗi buổi đi chợ là một buổi đắn đo, tần ngần suy nghĩ xem hôm nay ăn gì cho hợp với túi tiền đây, đi chợ hôm nay liệu ngày mai còn tiền để đi không. Đi đâu cũng thấy các tầng lớp người dân kêu ca với tình hình giá cả như hiện nay. Ai có thể giúp thay đổi tình hình đây...? kêu trời, trời chẳng thấu, kêu đất, đất chẳng hay thôi đành vợ chồng kêu với nhau, người cùng cảnh kêu với nhau cho giảm stress vậy. Giá cả đắt đỏ thì biết làm thế nào bây giờ, sống vẫn phải sống, ăn không thể bỏ, hết tiền thì đành đi vay nhưng hết chỗ vay thì làm thế nào? thôi kệ đi, chắc không chết đâu mà sợ. May mà mình vẫn có lương nhà nước trả, có điều hơi thiếu "một chút" so với nhu cầu tối thiểu của gia đình. Lấy lương nhà nước cấp tiêu được một tuần còn ba tuần đi vay, than ôi vẫn phải sống.
Bây giờ thì chuyện thuê nhà để sống ở các thành phố lớn là chuyện bình thường. Vì nó bình thường nên nó trở thành bình dân và quần chúng nhưng hình như vì nó quá bình dân nên Nhà nước "lãng quên" nó hay sao ấy? việc thuê nhà của người lao động đang mang tính tự phát, tự túc và nó có hàng vạn kiểu thuê nhà. Khổ thay, đi thuê nhà thì phụ thuộc vào chủ nhà. Ai may mắn thì gặp được chủ nhà đạo đức một chút còn dễ chịu bằng không thì đa số chủ nhà là giống nhau. Họ  có một nghìn lẻ một lí do để "bóc lột" người đi thuê. Thương thay mình lại nằm trong số đó, đúng là xót thương phận mình. Biết chủ nhà ăn cắp nước, ăn cắp điện nhà mình nhưng cũng không biết làm cách nào để ngăn. Nghe thì hơi ngược đời nhưng thực tế lại như vậy, bình thường chỉ có người thuê ăn cắp đằng này chủ nhà lại ăn cắp. Số là, trong quá trình thiết kế họ đã cố tình thiết kế đường ống dẫn nước có một nhánh ăn sang nhà họ trong khi đồng hồ nước lại của người đi thuê, thế là họ tha hồ dùng nước mà mình không hay biết vì sống tách biệt mà. Miệng thì bảo thu giá nhà nước nhưng thực tế tiền điện nước hàng tháng của nhà mình còn cao hơn cả người thu giá cho thuê, có ai tin được không khi nhà mình chỉ có 3 người mà một tháng đỉnh điểm hết 39m khối nước?  Rồi thì họ thích tăng giá nhà, tăng giá điện, tăng giá nước thì cứ tùy hứng. Biết tất cả các mánh khóe của họ nhưng bây giờ biết tính sao đây, đa số chủ nhà là giống nhau mà quan trọng hơn là biết chuyển đi đâu khi mà chuyện chuyển nhà không hề đơn giản một chút nào. Mình đã ở đây quen rồi, chí ít nó còn tự do, hơn nữa giá nhà còn hợp lý với nguồn thu nghèo nàn của vợ chồng mình. Chuyện thuê nhà thì trăm bề khổ sở nhưng biết kêu ai bây giờ? ai có thể điều chỉnh, có thể quản lý "thị trường" cho thuê nhà kiểu này. Nếu ai biết câu trả lời thì xin cho những người đi thuê nhà một tia hy vọng.
Đi thuê nhà đâu chỉ có chủ nhà giở mánh khóe, mấy bà vệ sinh môi trường cũng đủ lí do để chèo kéo thêm một vài nghìn, mấy ống điện nước hàng tháng cũng đè đầu cưỡi cổ người đi thuê, vì với chủ nhà dù sao cũng đã quen biết nên có sự ưu tiên nhất định. Đấy là những câu chuyện bị "móc túi" mang tính nhỏ lẻ mà không ai quản lý còn vô số những chiêu "móc túi" mang tính quy mô và được người đời chú ý hơn rất nhiều. Nói như thế để biết người dân (đặc biệt là dân không bản địa) bị chia năm trăm, xẻ bảy trăm (không còn chia năm sẻ bảy) như ngày xưa đâu. Ô chết, đang viết lại nhớ ngày mai hết sữa cho con, lo quá. Lúc này tự nhiên lại thấy mình giống ông Hộ trong Đời thừa của nhà văn Nam Cao quá. Thấy bức bách và tức tối vì cơm áo gạo tiền quá và cũng thấy mình sao vô dụng thế.

Cuộc sống thật gian truân và mình trở thành đời thừa
Chế Lan Viên ơi, nhà thơ có mấy câu thơ mà tôi thấy hợp với mình lúc này quá:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo.

Lúc này có thể thiên đường là nơi hạnh phúc nhất